UEFA

Liên đoàn các hiệp hội bóng đá châu Âu
Union of European Football Associations (tiếng Anh)
Trụ sở UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ
Tên viết tắtUEFA
Thành lập15 tháng 6 năm 1954; 69 năm trước (1954-06-15)
Thành lập tạiBasel, Thụy Sĩ
LoạiTổ chức bóng đá
Trụ sở chínhNyon, Thụy Sĩ
Tọa độ46°22′16″B 6°13′52″Đ / 46,371009°B 6,23103°Đ / 46.371009; 6.23103
Vùng phục vụ
Châu Âu
Thành viên
55 thành viên chính thức
Ngôn ngữ chính
Anh
Pháp
Đức
(các ngôn ngữ không chính thức khác: Ý, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha) [1]
Aleksander Čeferin[2]
Phó chủ tịch thứ nhất
Karl-Erik Nilsson
Phó chủ tịch
Sándor Csányi
Luis Rubiales
Fernando Gomes
Michele Uva
Tổng thư ký
Theodore Theodoridis
Cơ quan chính
Đại hội UEFA
Chủ quản
FIFA
Trang webuefa.com

Liên đoàn các hiệp hội bóng đá châu Âu (tiếng Anh: Union of European Football Associations, viết tắt: UEFA), cũng được gọi là Liên đoàn bóng đá châu Âu là cơ quan quản lý bóng đá, bóng đá trong nhàbóng đá bãi biển ở châu Âu. UEFA là một trong sáu liên đoàn châu lục của cơ quan quản lý bóng đá thế giới FIFA. UEFA gồm 55 liên đoàn quốc gia thành viên.

UEFA đại diện các liên đoàn bóng đá quốc gia châu Âu, tổ chức các giải đấu cho đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ bao gồm Giải vô địch bóng đá châu Âu, UEFA Champions League, UEFA Europa League , UEFA Europa Conference League, Siêu cúp bóng đá châu Âu, và kiểm soát tiền thưởng, luật lệ và bản quyền truyền thông cho các giải đấu này.

Henri Delaunay là tổng thư ký đầu tiên trong khi Ebbe Schwartzchủ tịch đầu tiên. Chủ tịch hiện nay là Aleksander Čeferin, cựu chủ tịch Hiệp hội bóng đá Slovenia, người được bầu là chủ tịch thứ bảy của UEFA tại Đại hội UEFA đặc biệt lần thứ 12 ở Athens vào tháng 9 năm 2016, đồng thời trở thành phó chủ tịch FIFA.[3]

Các thành viên của UEFA không chỉ có các nước châu Âu mà còn có một vài nước nằm một phần ở lãnh thổ châu Á như Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Israel...

Lịch sử và thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 6 năm 1954, các hiệp hội bóng đá Ý, Pháp và Bỉ đã thống nhất thành lập UEFA tại Basel, Thụy Sĩ.[4][5][6][7] Buổi họp thành lập có sự tham gia của 25 thành viên. 6 hiệp hội khác tuy không có mặt nhưng vẫn được công nhận là thành viên sáng lập, nâng tổng số lên 31.[8] Vào giữa những năm 1990, sự tan rã của Liên Xô, Nam TưTiệp Khắc đã dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia mới. UEFA đã chào đón các thành viên mới này, nâng tổng số thành viên lên hơn 50.

Trụ sở chính của UEFA ban đầu đặt tại Paris, Pháp. Sau đó, năm 1960, tổ chức chuyển trụ sở đến Bern[9]. Năm 1995, UEFA lại di dời trụ sở đến Nyon, Thụy Sĩ. Từ 1995 đến 1999, UEFA hoạt động tại các văn phòng tạm thời ở Nyon trong khi trụ sở hiện tại đang được xây dựng.[10]

Tư cách thành viên UEFA gần như tương đồng với việc được công nhận là một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu. 48 trong số 55 thành viên UEFA là các quốc gia thành viên có chủ quyền của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Monaco, một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, và Thành phố Vatican, một quốc gia quan sát viên không phải là thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, không phải là thành viên của UEFA. UEFA không chỉ bao gồm các quốc gia có chủ quyền mà còn có các thành viên là khu vực thuộc một quốc gia lớn hơn. Những khu vực này gồm các quốc gia như Anh, Bắc Ireland, Scotlandxứ Wales (Vương quốc Anh), Gibraltar (Lãnh thổ hải ngoại của Anh), Quần đảo Faroe (lãnh thổ tự trị trong Vương quốc Đan Mạch) và Kosovo (quốc gia được công nhận hạn chế). Tại các khu vực này, chính quyền địa phương thường đóng vai trò quản lý thể thao, phối hợp với cơ quan thành viên UEFA. Trước đây, UEFA đã từ chối tư cách thành viên cho các khu vực không được coi là quốc gia có chủ quyền, như Jersey.[11]

Ngoài các quốc gia châu Âu, UEFA còn có các thành viên thuộc các khu vực khác như Azerbaijan, Georgia, KazakhstanThổ Nhĩ Kỳ. Một số quốc gia khác tuy không nằm hoàn toàn trong châu Âu nhưng được coi là một phần của châu Âu về văn hóa và chính trị, ví dụ như SípArmenia. UEFA cũng có các thành viên từng là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). Ví dụ điển hình là Israel (bị cấm tham gia AFC vào năm 1974) và Kazakhstan.

Một số hiệp hội thành viên UEFA có quy định đặc biệt cho phép các đội bóng bên ngoài lãnh thổ của họ tham gia giải đấu "trong nước". Ví dụ điển hình là AS Monaco, tuy là một thực thể có chủ quyền riêng biệt, nhưng lại thi đấu trong hệ thống giải vô địch Pháp. Tương tự, các câu lạc bộ xứ Wales như Cardiff City, Swansea City, Newport County A.F.C.Wrexham A.F.C. đều góp mặt trong hệ thống giải Ngoại hạng Anh. Một trường hợp khác là câu lạc bộ Derry City, tọa lạc tại Bắc Ireland, lại thi đấu trong giải League of Ireland của Cộng Hòa Ireland. Ngoài ra, còn có một đội tuyển từ San Marino tham gia thi đấu trong hệ thống giải của Ý; FC Andorra từ Andorra góp mặt trong hệ thống giải của Tây Ban Nha. Đặc biệt, 7 đội bóng đến từ Liechtenstein thi đấu trong hệ thống giải của Thụy Sĩ bởi Liechtenstein không tổ chức giải đấu nội bộ riêng mà chỉ có các giải cup.[12]

Các đội tuyển quốc gia thuộc UEFA thống trị World Cup với thành tích xuất sắc qua 22 kỳ tổ chức[13][14], với 12 chức vô địch đã thuộc về các đội bóng Châu Âu, khẳng định vị thế thống trị của họ trên đấu trường bóng đá thế giới.[15] Nắm giữ vị trí dẫn đầu về thành tích World CupÝĐức với 4 lần vô địch mỗi đội. Theo sau là Pháp với 2 lần, cùng AnhTây Ban Nha với 1 lần vô địch.

Ngày 28 tháng 2 năm 2022, UEFA đã đình chỉ sự tham gia của Nga trong các hoạt động bóng đá do cuộc xâm lược Ukraine của nước này.[16][17][18] Quyết định này được đưa ra dựa trên khuyến nghị của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).[19][20] Liên đoàn Bóng đá Nga đã không thể đảo ngược lệnh cấm của UEFA sau khi kháng cáo lên Tòa án Trọng tài Thể thao.[21][21] Tòa án đã ra phán quyết duy trì lệnh cấm, khiến Nga tiếp tục bị loại khỏi các hoạt động bóng đá quốc tế.[22][23] Ngày 26 tháng 9 năm 2023, UEFA đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với đội tuyển bóng đá U17 Nga[24][25], cho phép họ tham dự Giải vô địch U17 châu Âu 2024. Lý giải cho quyết định này, UEFA cho biết: "Việc cấm trẻ em tham gia các giải đấu của chúng ta không chỉ vi phạm quyền cơ bản trong sự phát triển toàn diện của các em, mà còn trực tiếp gây ra sự phân biệt đối xử". Lệnh dỡ bỏ này cũng áp dụng cho tất cả các đội tuyển U ở cả nam và nữ.[26] Quyết định này vấp phải sự phản đối từ Liên đoàn bóng đá Ukraine, AnhThụy Điển. Cả ba liên đoàn này tuyên bố sẽ tẩy chay các trận đấu gặp Nga để thể hiện sự phản đối.[27][28]

Thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Liên đoàn Đội tuyển quốc gia Thành lập Gia nhập
FIFA
Gia nhập
UEFA
ALB  Albania 1930 1932 1954
AND  Andorra 1994 1996 1996
ENG  Anh 1863 1905 1954
AUT  Áo 1904 1905 1954
ARM  Armenia 1992 1992 1992
AZE  Azerbaijan 1992 1994 1994
POL  Ba Lan 1919[n 1] 1923 1954
NIR  Bắc Ireland 1880 1911 1954
MKD  Bắc Macedonia 1926 1994 1994
BLR  Belarus 1989 1992 1993
BEL  Bỉ 1895 1904 1954
BIH  Bosna và Hercegovina 1992 1996 1998
POR  Bồ Đào Nha 1914 1923 1954
BUL  Bulgaria 1923 1924 1954
IRL  Cộng hòa Ireland 1921 1923 1954
CZE  Cộng hòa Séc 1901 1907 1954
CRO  Croatia 1912 1992 1993
DEN  Đan Mạch 1889 1904 1954
GER  Đức 1900 1904 1954
EST  Estonia 1921 1923 1992
GIB  Gibraltar 1895 2016 2013
GEO  Gruzia 1990 1992 1992
NED  Hà Lan 1889 1904 1954
HUN  Hungary 1901 1906 1954
GRE  Hy Lạp 1926 1927 1954
ISL  Iceland 1947[n 2] 1947 1954
ISR  Israel[n 3] 1949 1949 1994[n 4]
KAZ  Kazakhstan[n 5] 1914 1994 2002
KOS  Kosovo 1946 2016 2016
LVA  Latvia 1921 1922 1992
LIE  Liechtenstein 1934 1974 1974
LTU  Litva 1922 1923 1992
LUX  Luxembourg 1908 1910 1954
MLT  Malta 1900 1959 1960
MDA  Moldova 1990 1994 1993
MNE  Montenegro 1931 2007 2007
NOR  Na Uy 1902 1908 1954
RUS  Nga 1912 1912 1954
FRA  Pháp 1919[n 6] 1904[n 7] 1954
FIN  Phần Lan 1907 1908 1954
FRO  Quần đảo Faroe 1979 1988 1990
ROU  România 1909 1923 1954
SMR  San Marino 1931 1988 1988
SCO  Scotland 1873 1910 1954
SRB  Serbia 1919 1923 1954
CYP  Síp 1934 1948 1962
SVK  Slovakia 1938 1994 1993
SVN  Slovenia 1920 1992 1992
ESP  Tây Ban Nha 1909 1904 1954
TUR  Thổ Nhĩ Kỳ 1923 1923 1962
SWE  Thụy Điển 1904 1904 1954
SUI  Thụy Sĩ 1895 1904 1954
UKR  Ukraina 1991 1992 1992
WAL  Wales 1876 1910 1954
ITA  Ý 1898 1905 1954

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thành lập với tên gọi Związek Polski Piłki Nożnej (một phần của Liên đoàn bóng đá Áo cũ) vào năm 1911, tiền thân của liên đoàn hiện nay.
  2. ^ Bóng đá cấp câu lạc bộ ở Iceland diễn ra từ 1912 tức 35 năm trước khi KSI thành lập, các chức vô địch trước năm 1947 đều được KSI công nhận
  3. ^ Cựu thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á (1954–1974), gia nhập UEFA vì một số đội của AFC từ chối thi đấu với họ.
  4. ^ Israel là thành viên dự khuyết của UEFA kể từ 1992, do đó các câu lạc bộ Israel được phép tham dự các giải đấu của UEFA mùa giải 1992-93 và 1993-94 mặc dù Israel không phải thành viên chính thức của UEFA.
  5. ^ Cựu thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á (1994–2002).
  6. ^ Được thành lập với tên gọi Comité Français Interfédéral vào năm 1907, tiền thân của liên đoàn hiện nay.
  7. ^ Liên đoàn bóng đá Pháp hiện nay (tiền thân là Comité Français Interfédéral), thay thế USFSA vào năm 1907.

Cựu thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Lệnh trừng phạt[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với liên đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với câu lạc bộ (và một phần với liên đoàn)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ý Ý, trừng phạt trong giai đoạn 1974-1975 đối với Lazio do cổ động viên, Ý bị cấm tham dự Cúp C1 mà Lazio giành quyền tham dự
  • Anh Anh, trừng phạt vào giai đoạn 1985-1991 đối với các câu lạc bộ Anh sau Thảm họa Heysel với việc cấm các câu lạc bộ Anh tham dự các giải đấu châu lục trong 5 năm
  • Hà Lan Hà Lan, trừng phạt vào giai đoạn 1991-1992 đối với AFC Ajax do bạo động từ cổ động viên, Hà Lan bị cấm tham dự Cúp C1 mà Ajax giành quyền tham dự
  • Albania Albania, trừng phạt vào năm 1967 đối với Giải bóng đá vô địch quốc gia Albania 1966-67 vì lý do chính trị
  • Vào mùa giải 1968-69 các nước Khối Warszawa bị cấm tham dự các giải đấu cấp câu lạc bộ (bao gồm Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, România, Bulgaria, Liên Xô)

Các giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

UEFA điều hành các giải đấu bóng đá quốc tế cấp đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ ở châu Âu cũng như Bắc Á, Tây ÁTrung Á.

Đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

UEFA tổ chức hai trong số các giải đấu hàng đầu thế giới: Giải vô địch bóng đá châu Âu(Euro) và UEFA Nations League. Giải đấu chính dành cho các đội tuyển quốc gia nam là Giải vô địch bóng đá châu Âu hay Euro, bắt đầu từ năm 1958, với vòng chung kết đầu tiên vào năm 1960. UEFA Nations League là giải đấu thứ hai của nam và được tổ chức từ năm 2018. Giải đấu này thay thế các trận đấu giao hữu theo Lịch FIFA. Giải này diễn ra hai năm một lần.

UEFA cũng có các giải đấu ở cấp độ U-21, U-19U-17. Đối với các đội tuyển nữ, UEFA tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu cho cấp độ cao nhất cũng như các giải U-19U-17.

UEFA cùng với Liên đoàn bóng đá châu Phi tổ chức UEFA–CAF Meridian Cup dành cho bóng đá trẻ. UEFA tổ chức UEFA Regions' Cup cho các đội tuyển bán chuyên nghiệp đại diện cho các khu vực địa phương từ năm 1999. Đối với bóng đá trong nhàGiải vô địch bóng đá trong nhà châu ÂuGiải vô địch bóng đá trong nhà U-21 châu Âu. Mặc dù UEFA có một ban dành riêng cho bóng đá bãi biển, họ không công nhận hay tổ chức giải đấu bóng đá bãi biển nào. Các giải đấu dành cho đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ thành viên UEFA đều do Beach Soccer Worldwide tổ chức.

Các đội tuyển bóng đá nam của Ý, Đức, Tây Ban Nha, PhápNga[29] là các đội tuyển duy nhất vô địch châu Âu ở tất cả các cấp độ.

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia thành viên của UEFA theo số suất dự cúp châu Âu mùa 2009-10

Giải đấu hàng đầu của UEFA là UEFA Champions League, khởi đầu từ mùa 1992-93 và quy tụ 1 tới 4 đội trong một quốc gia (số đội phụ thuộc vào thứ hạng của quốc gia đó); đây là giải đấu được tái cấu trúc từ giải đấu tiền thân nơi quy tụ chỉ một câu lạc bộ trên một quốc gia (tổ chức từ 1955 tới 1992 với tên European Champion Clubs' Cup, European Cup hay Cúp C1).

Giải đấu hạng hai là UEFA Europa League. Giải này dành cho các đội vô địch cúp quốc gia và có thứ hạng cao tại giải vô địch quốc gia và được UEFA tổ chức từ năm 1971. Tên gọi cũ của giải là UEFA Cup với tiền thân là Inter-Cities Fairs Cup hay Cúp Hội chợ (bắt đầu từ năm 1955). Giải đấu hạng hai khác là UEFA Cup Winners' Cup hay Cúp C2, bắt đầu từ 1960, được sáp nhập vào UEFA Cup (nay là UEFA Europa League) từ năm 1999.

Vào tháng 12 năm 2018, UEFA công bố về sự ra đời của giải đấu hạng ba mới dành cho các câu lạc bộ, có tên là Europa Conference League (UECL). Giải quy tụ 32 đội, với vòng knockout có sự góp mặt của các đội đứng thứ ba vòng bảng Europa League.[30].Trong đó 16 đội dành xuất tham dự Europa League sẽ được chuyển xuống chơi ở giải đấu này, nhằm tạo thêm cơ hội cho các đội trung bình-yếu có thể dành xuất dự cúp Châu Âu.

Đối với bóng đá nữ UEFA tổ chức UEFA Women's Champions League từ năm 2001 với tên UEFA Women's Cup và đổi tên như hiện nay từ năm 2010.

Siêu cúp bóng đá châu Âu là trận đấu giữa đội vô địch Champions League và Europa League (trước đây là đội vô địch Cup Winners' Cup), tổ chức từ năm 1973.[31][32][33]

UEFA Intertoto Cup là một giải đấu mùa hè, trước gồm các đội đến từ Trung Âu, sau đó được UEFA công nhận là giải chính thức từ năm 1995.[34] Cúp Intertoto diễn ra lần cuối vào năm 2008.

Cúp Liên lục địa được đồng tổ chức với Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ, với sự góp mặt của đội vô địch UEFA Champions League và đội vô địch Copa Libertadores.[35]

Chỉ có năm đội[36][37] (Juventus, Ajax, Manchester United, Bayern MünchenChelsea) từng vô địch cả ba giải đấu hàng đầu (Cúp C1/UEFA Champions League, Cúp C2/UEFA Cup Winners' Cup và Cúp UEFA/UEFA Europa League),[38] một thành tích bất khả thi đối với các đội chưa từng vô địch Cup Winners' Cup. Hiện có tám đội bóng châu Âu từng giành hai trong số ba cúp châu Âu; bảy trong số đó từng giành Cup Winners' Cup, bốn chưa từng vô địch Champions League và bốn đội chưa từng vô địch UEFA Europa League.

Juventus của Ý là đội đầu tiên ở châu Âu từng vô địch tất cả các giải đấu chính thức của UEFA[39] và được Liên đoàn bóng đá châu Âu trao tấm bảng kỷ niệm vào ngày 12 tháng 7 năm 1988.[40][41]

Giải đấu bóng đá trong nhà hàng đầu của UEFA là UEFA Futsal Cup, bắt đầu từ năm 2001 thay thế cho giải Futsal European Clubs Championship cũ. Futsal European Clubs Championship dù có truyền thống lâu đời trong cộng đồng futsal châu Âu nhưng lại không hề được UEFA công nhận.

Các giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu Đương kim vô địch Số lần Vô địch nhiều nhất Số lần
Đội tuyển (Nam)
Siêu cúp Liên lục địa CONMEBOL–UEFA Argentina Argentina 2 Argentina Argentina 2
Giải vô địch bóng đá châu Âu Ý Ý 2 Đức Đức 3
Tây Ban Nha Tây Ban Nha
UEFA Nations League Tây Ban Nha Tây Ban Nha 1 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 1
Pháp Pháp
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha
Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu Anh Anh 3 Ý Ý 5
Tây Ban Nha Tây Ban Nha
Giải vô địch bóng đá U-19 châu Âu Ý Ý 4 Anh Anh 11
Tây Ban Nha Tây Ban Nha
Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu Đức Đức 4 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 9
Siêu cúp futsal Liên lục địa CONMEBOL–UEFA Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 1 Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 1
Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Âu Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 2 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 7
Giải vô địch bóng đá trong nhà U-19 châu Âu Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 1 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 2
Đội tuyển (Nữ)
Siêu cúp nữ Liên lục địa CONMEBOL–UEFA Anh Anh 1 Anh Anh 1
Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu Anh Anh 1 Đức Đức 8
Women's Nations League Tây Ban Nha Tây Ban Nha 1 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 1
Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Âu Tây Ban Nha Tây Ban Nha 5 Đức Đức 6
Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Âu Tây Ban Nha Tây Ban Nha 5 Đức Đức 8
Giải vô địch bóng đá nữ trong nhà châu Âu Tây Ban Nha Tây Ban Nha 3 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 3
Câu lạc bộ (Nam)
UEFA Super Cup Tây Ban Nha Real Madrid 5 Tây Ban Nha Real Madrid 5
Tây Ban Nha Barcelona
Ý AC Milan
UEFA Champions League Tây Ban Nha Real Madrid 15 Tây Ban Nha Real Madrid 15
UEFA Europa League Ý Atalanta 1 Tây Ban Nha Sevilla 7
UEFA Europa Conference League Hy Lạp Olympiacos 1 Hy Lạp Olympiacos 1
Ý Roma
Anh West Ham United
Siêu cúp U-20 Liên lục địa CONMEBOL–UEFA Argentina Boca Juniors 1 Bồ Đào Nha Benfica 1
Argentina Boca Juniors
UEFA Youth League Hy Lạp Olympiacos 1 Tây Ban Nha Barcelona 2
Anh Chelsea
UEFA Futsal Champions League Tây Ban Nha Palma Futsal 1 Tây Ban Nha Inter Movistar 5
Câu lạc bộ (Nữ)
UEFA Women's Champions League Tây Ban Nha Barcelona 2 Pháp Lyon 8
UEFA Women's Second Competition - - - -
Nghiệp dư (Nam)
UEFA Regions' Cup Tây Ban Nha Tây Ban Nha (Galicia) 3 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 3
Ý Ý

Các giải đấu quốc tế của nam[sửa | sửa mã nguồn]

World Cup[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1930
Uruguay
(13)
1934
Ý
(16)
1938
Pháp
(15)
1950
Brasil
(13)
1954
Thụy Sĩ
(16)
1958
Thụy Điển
(16)
1962
Chile
(16)
1966
Anh
(16)
1970
México
(16)
1974
Đức
(16)
1978
Argentina
(16)
1982
Tây Ban Nha
(24)
1986
México
(24)
1990
Ý
(24)
1994
Hoa Kỳ
(24)
1998
Pháp
(32)
2002
Nhật Bản
Hàn Quốc
(32)
2006
Đức
(32)
2010
Cộng hòa Nam Phi
(32)
2014
Brasil
(32)
2018
Nga
(32)
2022
Qatar
(32)
2026
Canada
México
Hoa Kỳ
(48)
2032
Maroc
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
(48)
2034
Ả Rập Xê Út
(48)
 Áo H4 H3 V1
15th
V2
7th
V2
8th
V1
T-18th
V1
23rd
CXĐ CXĐ CXĐ
 Bỉ V1
11th
V1
15th
V1
13th
V1
12th
V1
T-10th
V2
10th
H4 V2
11th
V16
11th
V1
19th
V2
14th
TK
6th
H3 V1
23rd
CXĐ CXĐ CXĐ
 Bosna và Hercegovina Không tham dự, là một phần của Nam Tư V1
20th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Bulgaria V1
15th
V1
15th
V1
13th
V1
12th
V2
15th
H4 V1
29th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Croatia Không tham dự, là một phần của Nam Tư H3 V1
23rd
V1
22nd
V1
19th
H2 H3 CXĐ CXĐ CXĐ
 Cộng hòa Séc H2 TK
5th
V1
14th
V1
9th
H2 V1
15th
V1
19th
TK
6th
V1
20th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Đan Mạch V2
9th
TK
8th
V2
10th
V1
24th
V2
11th
V1
28th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Đông Đức Không tham dự, là một phần của Đức V2
6th
Đã sáp nhập vào Tây Đức thành đội tuyển Đức thống nhất
 Anh V1
8th
TK
6th
V1
11th
TK
8th
H1 TK
8th
V2
6th
TK
8th
H4 V2
9th
TK
6th
TK
7th
V2
13th
V1
26th
H4 TK
6th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Pháp V1
7th
V1
T-9th
TK
6th
V1
11th
H3 V1
T-13th
V1
12th
H4 H3 H1 V1
28th
H2 V1
29th
TK
7th
H1 H2 CXĐ CXĐ CXĐ
 Đức H3 V1
10th
H1 H4 TK
7th
H2 H3 H1 V2
6th
H2 H2 H1 TK
5th
TK
7th
H2 H3 H3 H1 V1
22nd
V1
17th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Hy Lạp V1
24th
V1
25th
V16
13th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Hungary TK
6th
H2 H2 V1
10th
TK
5th
TK
6th
V1
15th
V1
14th
V1
18th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Iceland V1
28th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Bắc Ireland TK
8th
V2
9th
V1
21st
CXĐ CXĐ CXĐ
 Cộng hòa Ireland TK
8th
V2
16th
V2
12th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Ý H1 H1 V1
7th
V1
10th
V1
9th
V1
9th
H2 V1
10th
H4 H1 V2
12th
H3 H2 TK
5th
V2
15th
H1 V1
26th
V1
22nd
CXĐ CXĐ CXĐ
 Hà Lan V1
T-9th
V1
14th
H2 H2 V2
15th
TK
7th
H4 V2
11th
H2 H3 TK
5th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Na Uy V1
12th
V1
17th
V2
15th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Ba Lan V1
11th
H3 V2
5th
H3 V2
14th
V1
25th
V1
21st
V1
25th
V2
16th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Bồ Đào Nha H3 V1
17th
V1
21st
H4 V2
11th
V1
18th
V1
13th
TK
8th
CXĐ H CXĐ
 România R1
8th
V1
12th
V1
9th
V1
T-10th
V2
12th
TK
6th
V2
11th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Nga TK
7th
TK
6th
H4 TK
5th
V2
7th
V2
10th
V1
17th
V1
18th
V1
22nd
V1
24th
TK
8th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Scotland V1
15th
V1
14th
V1
9th
V1
11th
V1
15th
V1
19th
V1
T-18th
V1
27th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Serbia H4 V1
5th
TK
7th
TK
5th
H4 V2
7th
V1
16th
TK
5th
V2
10th
V1
32nd
V1
23rd
V1
23rd
V1
29th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Slovakia H2 TK
5th
V1
14th
V1
9th
H2 V1
15th
V1
19th
TK
6th
V2
16th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Slovenia Không tham dự, là một phần của Nam Tư V1
30th
V1
18th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Tây Ban Nha TK
5th
H4 V1
12th
V1
10th
V1
10th
V2
12th
TK
7th
V2
10th
TK
8th
V1
17th
TK
5th
V2
9th
H1 V1
23rd
V2
10th
V2
13th
CXĐ H CXĐ
 Thụy Điển TK
8th
H4 H3 H2 V1
9th
V2
5th
V1
13th
V1
21st
H3 V2
13th
V2
14th
TK
7th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Thụy Sĩ TK
7th
TK
7th
V1
6th
TK
8th
V1
16th
V1
16th
V2
15th
V2
10th
V1
19th
V2
11th
V2
11th
V2
10th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Thổ Nhĩ Kỳ V1
9th
H3 CXĐ CXĐ CXĐ
 Ukraina Không tham dự, là một phần của Liên Xô TK
8th
CXĐ CXĐ CXĐ
 Wales TK
6th
V1
30th
CXĐ CXĐ CXĐ
Tổng cộng 4 12 13 6 12 12 10 10 9 9 10 14 14 14 13 15 15 14 13 13 13 13

European Championship[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển 1960
Pháp
(4)
1964
Tây Ban Nha
(4)
1968
Ý
(4)
1972
Bỉ
(4)
1976
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
(4)
1980
Ý
(8)
1984
Pháp
(8)
1988
Đức
(8)
1992
Thụy Điển
(8)
1996
Anh
(16)
2000
Bỉ
Hà Lan
(16)
2004
Bồ Đào Nha
(16)
2008
Áo
Thụy Sĩ
(16)
2012
Ba Lan
Ukraina
(16)
2016
Pháp
(24)
2020
Liên minh châu Âu
(24)
2024
Đức
(24)
2028
Cộng hòa Ireland
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
(24)
2032
Ý
Thổ Nhĩ Kỳ
(24)
Số năm
 Albania V1 Q CXĐ CXĐ 2
 Áo V1 V1 V2 Q CXĐ CXĐ 4
 Bỉ H3 H2 V1 V1 TK TK Q CXĐ CXĐ 7
 Bulgaria V1 V1 CXĐ CXĐ 2
 Croatia Một phần của Nam Tư TK V1 TK V1 V2 V2 Q CXĐ CXĐ 7
 Cộng hòa Séc H3 H1 H3 H2 V1 BK V1 TK V1 TK Q CXĐ CXĐ 11
 Đan Mạch H4 BK V1 H1 V1 V1 TK V1 BK Q CXĐ CXĐ 10
 Anh H3 V1 V1 V1 BK V1 TK TK V16 H2 Q H CXĐ 11
 Phần Lan V1 CXĐ CXĐ 1
 Pháp H4 H1 V1 BK H1 TK V1 TK H2 V2 Q CXĐ CXĐ 11
 Gruzia Một phần của Liên Xô Q CXĐ CXĐ 1
 Đức H1 H2 H1 V1 BK H2 H1 V1 V1 H2 BK BK V2 H CXĐ CXĐ 14
 Hy Lạp V1 H1 V1 TK CXĐ CXĐ 4
 Hungary H3 H4 V2 V1 Q CXĐ CXĐ 5
 Iceland TK CXĐ CXĐ 1
 Bắc Ireland V2 H CXĐ 1
 Cộng hòa Ireland V1 V1 V2 H CXĐ 3
 Ý H1 H4 BK V1 H2 V1 TK H2 TK H1 Q CXĐ H 11
 Latvia Một phần của Liên Xô V1 CXĐ CXĐ 1
 Hà Lan H3 V1 H1 BK TK BK BK TK V1 V2 Q CXĐ CXĐ 11
 Bắc Macedonia Một phần của Nam Tư V1 CXĐ CXĐ 1
 Na Uy VB CXĐ CXĐ 1
 Ba Lan V1 V1 TK V1 Q CXĐ CXĐ 5
 Bồ Đào Nha BK TK BK H2 TK BK H1 V2 Q CXĐ CXĐ 9
 România V1 V1 TK V1 V1 Q CXĐ CXĐ 6
 Nga H1 H2 H4 H2 H2 V1 V1 V1 BK V1 V1 V1 CXĐ CXĐ 12
 Scotland V1 V1 V1 Q H CXĐ 4
 Serbia H2 H2 H4 V1 TK Q CXĐ CXĐ 6
 Slovakia H3 H1 H3 V2 V1 Q CXĐ CXĐ 6
 Slovenia Một phần của Nam Tư V1 Q CXĐ CXĐ 2
 Tây Ban Nha H1 V1 H2 V1 TK TK V1 H1 H1 V2 BK Q CXĐ CXĐ 12
 Thụy Điển BK V1 TK V1 V1 V1 V2 CXĐ CXĐ 7
 Thụy Sĩ V1 V1 V1 V2 TK Q CXĐ CXĐ 6
 Thổ Nhĩ Kỳ V1 TK BK V1 V1 Q CXĐ H 6
 Ukraina Một phần của Liên Xô V1 V1 TK Q CXĐ CXĐ 4
 Wales BK V2 H CXĐ 2

Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1900
Pháp
(3)
1904
Hoa Kỳ
(3)
1908
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
(6)
1912
Thụy Điển
(11)
1920
Bỉ
(14)
1924
Pháp
(22)
1928
Hà Lan
(17)
1936
Đức
(16)
1948
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
(18)
1952
Phần Lan
(25)
1956
Úc
(11)
1960
Ý
(16)
1964
Nhật Bản
(14)
1968
México
(16)
1972
Tây Đức
(16)
1976
Canada
(13)
1980
Liên Xô
(16)
1984
Hoa Kỳ
(16)
1988
Hàn Quốc
(16)
1992
Tây Ban Nha
(16)
1996
Hoa Kỳ
(16)
2000
Úc
(16)
2004
Hy Lạp
(16)
2008
Trung Quốc
(16)
2012
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
(16)
2016
Brasil
(16)
2020
Nhật Bản
(16
2024
Pháp
(16)
2028
Hoa Kỳ
(16)
2032
Úc
(16)
Số lần
 Áo 6 2 =11 =5 4
 Belarus 10 1
 Bỉ 3 1 15 =5 4 5
 Bulgaria 10 =17 3 5 2 5
 Cộng hòa Séc 9 9 2 9 1 14 6
 Đan Mạch 2 2 10 3 =5 2 6 13 8 9
 Đông Đức 3 3 1 2 Đã sáp nhập với Tây Đức thành nước Đức thống nhất 4
 Estonia =17 1
 Phần Lan 4 =9 =14 9 4
 Pháp 2 5 4 5 =9 =5 =17 9 7 5 1 5 13 13
 Đức 7 =5 =6 4 =9 5 5 3 2 9 10
 Anh Quốc 1 1 1 11 =6 4 =17 =5 8 5 10
 Hy Lạp 13 =17 15 3
 Hungary 5 13 =9 1 3 1 1 2 16 9
 Ireland 7 =17 2
 Israel Không tham dự, là thuộc địa của Anh Không tham dự, là một phần của AFC 1
 Ý 8 5 6 3 1 =5 =9 4 4 4 5 12 5 3 5 15
 Latvia 16 1
 Litva =17 1
 Luxembourg 12 11 =9 =9 =9 =9 6
 Hà Lan 3 3 3 4 =9 =9 =17 7 8
 Na Uy 9 7 3 =14 10 5
 Ba Lan =17 4 =9 10 1 2 2 7
 Bồ Đào Nha =5 4 14 6 4
 România 14 =17 5 11 4
 Nga 10 =9 1 3 3 3 1 7
 Serbia 9 =17 =9 2 2 2 1 6 4 3 10 16 12 13
 Slovakia 9 9 2 9 1 13 6
 Tây Ban Nha 2 =17 =5 6 12 10 1 6 2 14 2 12
 Thụy Điển 4 11 6 3 =9 1 3 6 6 15 10
 Thụy Sĩ 2 =9 13 3
 Thổ Nhĩ Kỳ =17 =9 =9 =5 =5 14 6
 Ukraina Không tham dự, là một phần của Liên Xô 1
Tổng cộng (36 đội) 3 0 6 11 13 18 11 10 10 19 5 9 6 5 6 5 6 5 5 5 5 4 4 4 4 4 4 4

Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1977
Tunisia
(16)
1979
Nhật Bản
(16)
1981
Úc
(16)
1983
México
(16)
1985
Liên Xô
(16)
1987
Chile
(16)
1989
Ả Rập Xê Út
(16)
1991
Bồ Đào Nha
(16)
1993
Úc
(16)
1995
Qatar
(16)
1997
Malaysia
(24)
1999
Nigeria
(24)
2001
Argentina
(24)
2003
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
(24)
2005
Hà Lan
(24)
2007
Canada
(24)
2009
Ai Cập
(24)
2011
Colombia
(24)
2013
Thổ Nhĩ Kỳ
(24)
2015
New Zealand
(24)
2017
Hàn Quốc
(24)
2019
Ba Lan
(24)
2023
Argentina
(24)
Số lần
 Áo V1 V1 H4 V1 V2 5
 Bỉ V2 1
 Bulgaria TK TK 2
 Croatia Không tham dự, là một phần của Nam Tư V2 V1 V2 3
 Cộng hòa Séc V1 V1 TK V1 H2 V2 6
 Đông Đức H3 V1 Đã sáp nhập với Tây Đức thành nước Đức thống nhất 2
 Anh H4 V1 V1 H3 V2 V1 V1 V1 V2 V1 H1 V2 12
 Phần Lan V1 1
 Pháp V1 TK TK H4 H1 V2 V2 V1 8
 Đức H1 H2 V1 V1 V1 V2 V1 TK TK TK V2 11
 Hy Lạp V2 1
 Hungary V1 V1 V1 V1 H3 V2 6
 Cộng hòa Ireland V1 V1 H3 V2 V2 5