Cúp bóng đá châu Á 2023

Cúp bóng đá châu Á 2023
2023 AFC Asian Cup - Qatar (Tiếng Anh)
كأس آسيا 2023 (Tiếng Ả Rập)
Hayya Asia
هيا أسيا
Let's go Asia!
"Châu Á tiến lên!"
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàQatar
Thời gian12 tháng 1 – 10 tháng 2 năm 2024
Số đội24
Địa điểm thi đấu9 (tại 5 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Qatar (lần thứ 2)
Á quân Jordan
Hạng ba Iran
Hạng tư Hàn Quốc
Thống kê giải đấu
Số trận đấu51
Số bàn thắng132 (2,59 bàn/trận)
Số khán giả1.507.790 (29.565 khán giả/trận)
Vua phá lướiQatar Akram Afif (8 bàn thắng)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Qatar Akram Afif
Thủ môn
xuất sắc nhất
Qatar Meshaal Barsham
Đội đoạt giải
phong cách
 Qatar
2019
2027

Cúp bóng đá châu Á 2023 (tiếng Anh: 2023 AFC Asian Cup, tiếng Ả Rập: كأس آسيا 2023‎) là phiên bản giải đấu lần thứ 18 của Cúp bóng đá châu Á, giải vô địch bóng đá nam quốc tế lớn nhất của châu Á diễn ra bốn năm một lần do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải đấu có sự tham dự của 24 đội tuyển quốc gia sau khi AFC tăng số đội từ 16 lên 24 đội kể từ giải đấu năm 2019.[1][2]

Ngày 14 tháng 5 năm 2022, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc bị tước quyền đăng cai giải đấu này do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Vào ngày 17 tháng 10 năm 2022, AFC thông báo giải đấu được tổ chức tại Qatar để thay thế cho Trung Quốc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.[3] Qatar trở thành quốc gia đầu tiên tổ chức ba kỳ Cúp bóng đá châu Á, sau các năm 19882011.[4] Do nhiệt độ cao và thời tiết nắng nóng vào mùa hè ở vùng Vịnh khiến Qatar phải tham gia Cúp Vàng CONCACAF 2023, giải đấu bị hoãn từ mùa hè năm 2023 sang đầu năm 2024.[5][6]

Chủ nhà Qatar bảo vệ thành công chức vô địch sau khi đánh bại Jordan với tỷ số 3–1 trong trận chung kết của giải đấu.

Lựa chọn chủ nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc ban đầu đã được công bố là bên giành chiến thắng trong cuộc chạy đua đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2023 vào ngày 4 tháng 6 năm 2019, không lâu trước khi Đại hội FIFA lần thứ 69 diễn ra tại Paris, Pháp.[7] Do đó, giải đấu ban đầu dự kiến ​​được tổ chức tại quốc gia này từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7 năm 2023.[8] Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 5 năm 2022, AFC thông báo rằng Trung Quốc sẽ rút quyền đăng cai giải đấu do những mối lo ngại về đại dịch COVID-19chính sách Zero-COVID của Trung Quốc.[9] Sau khi Trung Quốc từ bỏ quyền đăng cai,[10][11] AFC đã tiến hành vòng đấu thầu thứ hai, với thời hạn nộp hồ sơ dự kiến ​​vào ngày 17 tháng 10 năm 2022.[12]

Bốn quốc gia đã nộp hồ sơ đăng cai thay Trung Quốc bao gồm Úc, Indonesia, QatarHàn Quốc,[13] nhưng Úc sau đó đã rút hồ sơ vào tháng 9 năm 2022 do vướng tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023[14] còn Indonesia bị loại khỏi cuộc đua vào ngày 15 tháng 10.[15] Với hai quốc gia còn lại là Hàn Quốc và Qatar, trong cuộc họp Ban chấp hành AFC lần thứ 11 vào ngày 17 tháng 10 năm 2022, AFC thông báo rằng Qatar đã thắng thầu và sẽ đăng cai giải đấu.[3]

Các đội tuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Tình trạng vòng loại
  Đội bóng đã vượt qua vòng loại cho Cúp châu Á
  Đội bóng không vượt qua vòng loại
  Đội bóng đã bị cấm tham dự hoặc rút lui
  Không phải là thành viên AFC

Hai giai đoạn đầu tiên của vòng loại cũng sẽ đóng vai trò là vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022 khu vực châu Á, giải đấu mà đội đương kim vô địch Qatar đã giành một suất tham dự do là nước chủ nhà.[16] Tuy nhiên, họ vẫn phải thi đấu ở vòng loại thứ hai để giành quyền tham dự Cúp bóng đá châu Á 2023.

Đông Timor đã bị AFC cấm tham gia vòng loại sau khi bị phát hiện có tổng cộng 12 cầu thủ không đủ điều kiện trong các trận đấu tại vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019, cũng như nhiều giải đấu khác.[17] Tuy nhiên, vì FIFA không cấm họ thi đấu ở vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022, Đông Timor vẫn được phép tham dự vòng loại, nhưng họ sẽ không được cấp phép tham dự Cúp bóng đá châu Á.[18]

Vòng loại đã bắt đầu vào ngày 6 tháng 6 năm 2019 và kết thúc vào ngày 14 tháng 6 năm 2022 để chọn ra 23 suất tham dự.

Các đội tuyển đã vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 24 đội tuyển tham dự giải đấu, có đến 20 đội từng tham dự giải đấu năm 2019. Hồng Kông có lần góp mặt trở lại sau 56 năm kể từ giải đấu năm 1968. IndonesiaMalaysia cũng có lần góp mặt trở lại sau 17 năm kể từ Asian Cup 2007 mà hai quốc gia này đồng đăng cai cùng với Việt NamThái Lan. Tajikistan có lần đầu tiên tham dự giải đấu. KuwaitYemen là hai đội Tây Á không vượt qua được vòng loại cuối cùng của giải đấu. CHDCND Triều Tiên rút lui giữa chừng ở vòng loại thứ hai của giải đấu do lo ngại về đại dịch COVID-19. Philippines, CHDCND Triều Tiên, TurkmenistanYemen là những đội đã thi đấu ở giải đấu trước mà không vượt qua vòng loại cho giải đấu này.

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2022, ban đầu Liên đoàn bóng đá thế giới nhất trí quyết định đình chỉ Liên đoàn bóng đá Ấn Độ vô thời hạn do có sự can thiệp của bên thứ ba, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ FIFA.[19] Tuy nhiên, đến ngày 27 tháng 8 cùng năm, FIFA cho phép hủy án cấm đối với Ấn Độ, do đó họ vẫn được phép tham dự giải đấu.[20]

Đội tuyển Tư cách vượt
qua vòng loại
Ngày vượt qua
vòng loại
Tham dự
chung kết
Tham dự
cuối cùng
Thành tích tốt
nhất lần trước
 Qatar Nhất bảng E (vòng 2) 7 tháng 6 năm 2021 (2021-06-07) 11 lần 2019 Vô địch (2019)
 Nhật Bản Nhất bảng F (vòng 2) 28 tháng 5 năm 2021 (2021-05-28) 10 lần Vô địch (1992, 2000, 2004, 2011)
 Syria Nhất bảng A (vòng 2) 7 tháng 6 năm 2021 (2021-06-07) 7 lần Vòng bảng (1980, 1984, 1988, 1996, 2011, 2019)
 Hàn Quốc Nhất bảng H (vòng 2) 9 tháng 6 năm 2021 (2021-06-09) 15 lần Vô địch (1956, 1960)
 Úc Nhất bảng B (vòng 2) 11 tháng 6 năm 2021 (2021-06-11) 5 lần Vô địch (2015)
 Iran Nhất bảng C (vòng 2) 15 tháng 6 năm 2021 (2021-06-15) 15 lần Vô địch (1968, 1972, 1976)
 Ả Rập Xê Út Nhất bảng D (vòng 2) 11 lần Vô địch (1984, 1988, 1996)
 UAE Nhất bảng G (vòng 2) Á quân (1996)
 Trung Quốc[a] Nhì bảng A (vòng 2) 13 lần Á quân (1984, 2004)
 Iraq Nhì bảng C (vòng 2) 10 lần Vô địch (2007)
 Oman Nhì bảng E (vòng 2) 5 lần Vòng 16 đội (2019)
 Việt Nam Nhì bảng G (vòng 2) Hạng tư (1956, 1960)
 Liban Nhì bảng H (vòng 2) 2 lần Vòng bảng (2000, 2019)
 Jordan Nhất bảng A (vòng 3) 14 tháng 6 năm 2022 (2022-06-14) 5 lần Tứ kết (2004, 2011)
 Palestine Nhất bảng B (vòng 3) 2 lần Vòng bảng (2015, 2019)
 Uzbekistan Nhất bảng C (vòng 3) 8 lần Hạng tư (2011)
 Ấn Độ Nhất bảng D (vòng 3) 5 lần Á quân (1964)
 Bahrain Nhất bảng E (vòng 3) 7 lần Hạng tư (2004)
 Tajikistan Nhất bảng F (vòng 3) 1 lần Lần đầu Không
 Indonesia Nhì bảng A (vòng 3) 5 lần 2007 Vòng bảng (1996, 2000, 2004, 2007)
 Thái Lan Nhì bảng C (vòng 3) 7 lần 2019 Hạng ba (1972)
 Hồng Kông Nhì bảng D (vòng 3) 4 lần 1968 Hạng ba (1956)
 Malaysia Nhì bảng E (vòng 3) 2007 Vòng bảng (1976, 1980, 2007)
 Kyrgyzstan Nhì bảng F (vòng 3) 2 lần 2019 Vòng 16 đội (2019)
Ghi chú
  1. ^
    Trung Quốc ban đầu đăng cai tổ chức giải đấu; tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, quốc gia này chính thức rút quyền đăng cai giải đấu.
  2. ^
    Việt Nam đã từng tham dự giải đấu 2 lần và giành hạng tư vào các năm 19561960 dưới tên gọi là Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam)

Bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm sẽ được tổ chức tại làng văn hóa Katara ở Doha vào ngày 11 tháng 5 năm 2023 lúc 14:00 AST (UTC+3).[21]

Hạt giống[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 7 tháng 4 năm 2023, AFC công bố kết quả phân nhóm hạt giống dựa trên Bảng xếp hạng FIFA tháng 4 năm 2023.[22]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
 Qatar (61) (chủ nhà)
 Nhật Bản (20)
 Iran (24)
 Hàn Quốc (27)
 Úc (29)
 Ả Rập Xê Út (54)
 Iraq (67)
 UAE (72)
 Oman (73)
 Uzbekistan (74)
 Trung Quốc (81)
 Jordan (84)
 Bahrain (85)
 Syria (90)
 Palestine (93)
 Việt Nam (95)
 Kyrgyzstan (96)
 Liban (99)
 Ấn Độ (101)
 Tajikistan (109)
 Thái Lan (114)
 Malaysia (138)
 Hồng Kông (147)
 Indonesia (149)

Kết quả bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội được bốc thăm liên tiếp vào các bảng từ A đến F. Lần đầu tiên trong lịch sử Cúp bóng đá châu Á, các đội từ nhóm thấp nhất được bốc thăm trước nhưng không được phân vào các vị trí cuối cùng của các bảng như đã diễn ra ở các giải trước. Các đội nhóm 1 được chỉ định vào các vị trí đầu tiên trong các bảng, trong khi các vị trí tiếp theo của tất cả các đội còn lại sẽ được bốc thăm riêng từ nhóm 4 đến nhóm 2 (nhằm mục đích xác định lịch thi đấu trong mỗi bảng).

Bốc thăm sẽ dẫn đến các bảng sau:

Bảng A
Pos Đội
A1  Qatar
A2  Trung Quốc
A3  Tajikistan
A4  Liban
Bảng B
Pos Đội
B1  Úc
B2  Uzbekistan
B3  Syria
B4  Ấn Độ
Bảng C
Pos Đội
C1  Iran
C2  UAE
C3  Hồng Kông
C4  Palestine
Bảng D
Pos Đội
D1  Nhật Bản
D2  Indonesia
D3  Iraq
D4  Việt Nam
Bảng E
Pos Đội
E1  Hàn Quốc
E2  Malaysia
E3  Jordan
E4  Bahrain
Bảng F
Pos Đội
F1  Ả Rập Xê Út
F2  Thái Lan
F3  Kyrgyzstan
F4  Oman

Đội hình[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình tham dự Cúp bóng đá châu Á 2023

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 5 tháng 4 năm 2023, AFC đã công bố tám sân vận động được lựa chọn để tổ chức giải đấu, trải dài trên bốn thành phố chủ nhà. Trong đó, có bảy sân vận động từng tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2022.[23]

Lusail Doha
Sân vận động Lusail Iconic Sân vận động Al Thumama Sân vận động Abdullah bin Khalifa
Sức chứa: 88.966 Sức chứa: 44.400 Sức chứa: 10.000
Tập tin:Abdullah bin Khalifa Stadium (1).jpg
Al Khor
Sân vận động Al Bayt
Sức chứa: 68.895
Al Wakrah
Sân vận động Al Janoub
Sức chứa: 44.325
Al Rayyan
Sân vận động Quốc tế Khalifa
Sức chứa: 45.857
Al Rayyan
Sân vận động Ahmed bin Ali Sân vận động Thành phố Giáo dục Sân vận động Jassim bin Hamad
Sức chứa: 45.032 Sức chứa: 44.667 Sức chứa: 15.000

Trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 13 tháng 9 năm 2023, FIFA chính thức công bố danh sách 33 trọng tài, 37 trợ lý trọng tài, 2 trọng tài dự bị và 2 trợ lý trọng tài dự bị, bao gồm 2 nữ trọng tài và 3 nữ trợ lý trọng tài. Công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) chính thức được áp dụng cho tất cả các trận đấu tại giải đấu sau giải đấu năm 2019, áp dụng cho các trận đấu từ vòng tứ kết.[24]

Trọng tài
Trợ lý trọng tài
  • Úc Ashley Beecham
  • Úc Anton Shchetinin
  • Trung Quốc Trương Thành
  • Trung Quốc Chu Phi
  • Iran Alireza Ildorom
  • Iran Saeid Ghasemi
  • Iraq Ahmed Al-Baghdadi
  • Iraq Watheq Al-Swaiedi
  • Nhật Bản Makoto Bozono
  • Nhật Bản Jun Mihara
  • Nhật Bản Takumi Takagi
  • Nhật Bản Naomi Teshirogi
  • Jordan Mohammad Al-Kalaf
  • Jordan Ahmad Al-Roalle
  • Hàn Quốc Kim Kyoung-min
  • Hàn Quốc Park Sang-jun
  • Hàn Quốc Yoon Jae-yeol
  • Kuwait Ahmad Abbas
  • Kuwait Abdulhadi Al-Anezi
  • Malaysia Mohd Arif Shamil Bin Abd Rasid
  • Malaysia Mohamad Zairul Bin Khalil Tan
  • Oman Abu Bakar Al-Amri
  • Oman Rashid Al-Ghaithi
  • Qatar Saoud Al-Maqaleh
  • Qatar Taleb Al-Marri
  • Ả Rập Xê Út Zaid Al-Shammari
  • Ả Rập Xê Út Yasir Al-Sultan
  • Singapore Abdul Hannan Bin Abdul Hasim
  • Singapore Ronnie Koh Min Kiat
  • Syria Ali Ahmad
  • Syria Mohamad Kazzaz
  • Thái Lan Tanate Chuchuen
  • Thái Lan Rawut Nakarit
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Mohamed Al-Hammadi
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Hasan Al-Mahri
  • Uzbekistan Timur Gaynullin
  • Uzbekistan Andrey Tsapenko
Trọng tài dự bị
  • Ả Rập Xê Út Majed Al-Shamrani
  • Tajikistan Sadullo Gulmurodi
Trợ lý trọng tài dự bị
  • Trung Quốc Tào Nghị
  • Ả Rập Xê Út Mohammed Al-Abakry

Lễ khai mạc[sửa | sửa mã nguồn]

Tại buổi lễ khai mạc, vở nhạc kịch mang tên "Chương thất lạc của Kelileh và Demneh" được tổ chức tại Sân vận động Lusail, trước trận đấu giữa Qatar và Liban vào ngày 12 tháng 1 năm 2024.[25]

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội đứng đầu của mỗi bảng và 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất giành quyền vào vòng 16 đội.

Các tiêu chí

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho đội thắng, 1 điểm cho đội hòa, 0 điểm cho đội thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng, theo thứ tự đưa ra, để xác định thứ hạng:[26]

  1. Điểm trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  3. Tỷ số trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng riêng cho nhóm này;
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và họ gặp nhau trong lượt trận cuối cùng của bảng;
  8. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ là kết quả của hai thẻ vàng = 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng tiếp theo là thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm);
  9. Bốc thăm.

Tất cả các trận đấu diễn ra theo giờ địa phương (UTC+3).

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Qatar (H) 3 3 0 0 5 0 +5 9 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Tajikistan 3 1 1 1 2 2 0 4
3  Trung Quốc 3 0 2 1 0 1 −1 2
4  Liban 3 0 1 2 1 5 −4 1
Nguồn: AFC[27]
(H) Chủ nhà
Qatar 3–0 Liban
Chi tiết
Khán giả: 82.490
Trọng tài: Alireza Faghani (Úc)
Trung Quốc 0–0 Tajikistan
Chi tiết

Liban 0–0 Trung Quốc
Chi tiết
Khán giả: 14.137
Trọng tài: Ko Hyung-jin (Hàn Quốc)
Tajikistan 0–1 Qatar
Chi tiết

Qatar 1–0 Trung Quốc
Chi tiết
Khán giả: 42.104
Trọng tài: Abdullah Jamali (Kuwait)
Tajikistan 2–1 Liban
Chi tiết
Khán giả: 11.843
Trọng tài: Mohanad Qasim Sarray (Iraq)

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Úc 3 2 1 0 4 1 +3 7 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Uzbekistan 3 1 2 0 4 1 +3 5
3  Syria 3 1 1 1 1 1 0 4
4  Ấn Độ 3 0 0 3 0 6 −6 0
Nguồn: AFC[27]
Úc 2–0 Ấn Độ
Chi tiết
Uzbekistan 0–0 Syria
Chi tiết

Syria 0–1 Úc
Chi tiết
Khán giả: 10.097
Trọng tài: Adel Al-Naqbi (UAE)
Ấn Độ 0–3 Uzbekistan
Chi tiết

Úc 1–1 Uzbekistan
Chi tiết
Khán giả: 15.290
Trọng tài: Yusuke Araki (Nhật Bản)
Syria 1–0 Ấn Độ
Chi tiết
Khán giả: 42.787
Trọng tài: Sivakorn Pu-udom (Thái Lan)

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Iran 3 3 0 0 7 2 +5 9 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2  UAE 3 1 1 1 5 4 +1 4
3  Palestine 3 1 1 1 5 5 0 4
4  Hồng Kông 3 0 0 3 1 7 −6 0
Nguồn: AFC[27]
UAE 3–1 Hồng Kông
Chi tiết
Khán giả: 15.586
Trọng tài: Muhammad Taqi (Singapore)
Iran 4–1 Palestine
Chi tiết

Palestine 1–1 UAE
Chi tiết
Khán giả: 41.986
Trọng tài: Ahmad Al-Ali (Kuwait)
Hồng Kông 0–1 Iran
Chi tiết
Khán giả: 36.412
Trọng tài: Hanna Hattab (Syria)

Iran 2–1 UAE
Chi tiết
Khán giả: 34.259
Trọng tài: Ilgiz Tantashev (Uzbekistan)
Hồng Kông 0–3 Palestine
Chi tiết
Khán giả: 6.568
Trọng tài: Shaun Evans (Úc)

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Iraq 3 3 0 0 8 4 +4 9 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Nhật Bản 3 2 0 1 8 5 +3 6
3  Indonesia 3 1 0 2 3 6 −3 3
4  Việt Nam 3 0 0 3 4 8 −4 0
Nguồn: AFC[27]
Nhật Bản 4–2 Việt Nam
Chi tiết
Indonesia 1–3 Iraq
Chi tiết
Khán giả: 16.532
Trọng tài: Ilgiz Tantashev (Uzbekistan)

Iraq 2–1 Nhật Bản
Chi tiết
Khán giả: 38.663
Trọng tài: Khalid Al Turais (Ả Rập Xê Út)
Việt Nam 0–1 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 7.253
Trọng tài: Sadullo Gulmurodi (Tajikistan)

Nhật Bản 3–1 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 26.453
Trọng tài: Khamis Al-Marri (Qatar)
Iraq 3–2 Việt Nam
Chi tiết
Khán giả: 8.932
Trọng tài: Nazmi Nasaruddin (Malaysia)

Bảng E[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Bahrain 3 2 0 1 3 3 0 6 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Hàn Quốc 3 1 2 0 8 6 +2 5
3  Jordan 3 1 1 1 6 3 +3 4
4  Malaysia 3 0 1 2 3 8 −5 1
Nguồn: AFC[27]
Hàn Quốc 3–1 Bahrain
Chi tiết
Malaysia 0–4 Jordan
Chi tiết

Jordan 2–2 Hàn Quốc
Chi tiết
Khán giả: 36.627
Trọng tài: Salman Ahmad Falahi (Qatar)
Bahrain 1–0 Malaysia
Chi tiết

Hàn Quốc 3–3 Malaysia
Chi tiết
Jordan 0–1 Bahrain
Chi tiết

Bảng F[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Ả Rập Xê Út 3 2 1 0 4 1 +3 7 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Thái Lan 3 1 2 0 2 0 +2 5
3  Oman 3 0 2 1 2 3 −1 2
4  Kyrgyzstan 3 0 1 2 1 5 −4 1
Nguồn: AFC[27]
Thái Lan 2–0 Kyrgyzstan
Chi tiết
Ả Rập Xê Út 2–1 Oman
Chi tiết

Oman 0–0 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 6.340
Trọng tài: Mooud Bonyadifard (Iran)
Kyrgyzstan 0–2 Ả Rập Xê Út
Chi tiết

Ả Rập Xê Út 0–0 Thái Lan
Chi tiết
Kyrgyzstan 1–1 Oman
Chi tiết
Khán giả: 6.231
Trọng tài: Ahmad Al-Ali (Kuwait)

Xếp hạng các đội xếp thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 E  Jordan 3 1 1 1 6 3 +3 4 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2 C  Palestine 3 1 1 1 5 5 0 4
3 B  Syria 3 1 1 1 1 1 0 4
4 D  Indonesia 3 1 0 2 3 6 −3 3
5 F  Oman 3 0 2 1 2 3 −1 2
6 A  Trung Quốc 3 0 2 1 0 1 −1 2
Nguồn: the-afc.comAFC[27]
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số bàn thắng thua; 3) Số bàn thắng ghi được; 4) Tổng điểm kỷ luật thấp hơn; 5) Bốc thăm.[28]

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Tại vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết. Cầu thủ dự bị thứ sáu có thể được thực hiện trong hiệp phụ.

Sơ đồ[sửa | sửa mã nguồn]

 
Vòng 16Tứ kếtBán kếtChung kết
 
              
 
28 tháng 1 – Al Rayyan (Ahmed bin Ali)
 
 
 Tajikistan (p)1 (5)
 
2 tháng 2 – Al Rayyan (Ahmed bin Ali)
 
 UAE1 (3)
 
 Tajikistan0
 
29 tháng 1 – Al Rayyan (Khalifa)
 
 Jordan1
 
 Iraq2
 
6 tháng 2 – Al Rayyan (Ahmed bin Ali)
 
 Jordan3
 
 Jordan2
 
28 tháng 1 – Al Rayyan (Jassim bin Hamad)
 
 Hàn Quốc0
 
 Úc4
 
2 tháng 2 – Al Wakrah
 
 Indonesia0
 
 Úc1
 
30 tháng 1 – Al Rayyan (Thành phố Giáo dục)
 
 Hàn Quốc (s.h.p.)2
 
 Ả Rập Xê Út1 (2)
 
10 tháng 2 – Lusail
 
 Hàn Quốc (p)1 (4)
 
 Jordan1
 
31 tháng 1 – Doha (Abdullah bin Khalifa)
 
 Qatar3
 
 Iran (p)1 (5)
 
3 tháng 2 – Al Rayyan (Thành phố Giáo dục)
 
 Syria1 (3)
 
 Iran2
 
31 tháng 1 – Doha (Al Thumama)
 
 Nhật Bản1
 
 Bahrain1
 
7 tháng 2 – Doha (Al Thumama)
 
 Nhật Bản3
 
 Iran2
 
29 tháng 1 – Al Khor
 
 Qatar3
 
 Qatar2
 
3 tháng 2 – Al Khor
 
 Palestine1
 
 Qatar (p)1 (3)
 
30 tháng 1 – Al Wakrah
 
 Uzbekistan1 (2)
 
 Uzbekistan2
 
 
 Thái Lan1
 

Tất cả các giờ đều là giờ địa phương, AST (UTC+3).

Vòng 16 đội[sửa | sửa mã nguồn]

Úc 4–0 Indonesia
Chi tiết

Tajikistan 1–1 (s.h.p.) UAE
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
5–3
Khán giả: 33.584
Trọng tài: Yusuke Araki (Nhật Bản)

Iraq 2–3 Jordan
Chi tiết

Qatar 2–1 Palestine
Chi tiết
Khán giả: 63.753
Trọng tài: Mã Ninh (Trung Quốc)

Uzbekistan 2–1 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 18.691
Trọng tài: Nazmi Nasaruddin (Malaysia)

Ả Rập Xê Út